Fireproof: Sức chịu lửa

MSC
SỨC CHỊU LỬA


Phim Sức Chịu Lửa là bộ phim tình cảm tâm lý kể về một cặp vợ chồng sau hôn nhân. Sau 7 năm là vợ chồng, không chỉ riêng Caleb mà cô vợ của anh là Catherine Holt cũng cảm thấy rằng tình cảm của họ càng lúc càng cách xa. Không ai trong hai người họ hiểu được những áp lực mà người kia đang phải chịu đựng, khi mà, Caleb là một người lính cứu hỏa còn Catherine là một giám đốc quan hệ công chúng của một khách sạn. Khi cặp đôi chuẩn bị thực hiện những thủ tục để chính thức li dị, cha của Caleb đã thách thức Caleb thử cảm nhận một cuộc thử nghiệm mà ông gọi là "The Love Dare". Trong phim này, cứ đinh ninh rằng nếu cố gắng thì cũng không hại gì, Caleb miễn cưỡng thực hiện lời thách thức của cha, nhưng đó hoàn toàn là do sự thách thức chứ không phải nhằm để cứu vãn cuộc hôn nhân của chính mình... Liệu người cha có cứu vãn cuộc hôn nhân của con mình? Họ có học được bài học về sự sẻ chia và cảm thông? Xin mời các bạn hãy khám phá nhé.
Share:

Cuộc đời của Pi: The Life of Pi


Cuộc đời của Pi (tiếng Anh: Life of Pi) là một tiểu thuyết của nhà văn người Canada Yann Martel, được xuất bản năm 2001 bởi nhà xuất bản Knopf Canada. Năm 2002, cuốn sách giúp tác giả giành được giải Man Booker. Năm 2003, văn bản tiếng Anh, Life of Pi, được chọn cho giải Canada Reads và văn bản tiếng Pháp, L'Histoire de Pi, được chọn cho giải Le combat des livres; cả hai giải là của CBC Radio.

NỘI DUNG
Tác phẩm kể về cậu bé Piscine Molitor Patel, sau đó, cậu tự gọi mình là Pi. Pi là con trai của một chủ vườn thú tại vùng Pondicherry của Ấn Độ. Cậu say mê tôn giáo và cùng một lúc theo cả đạo Hindu, đạo Hồiđạo Thiên Chúa. Để tránh những biến cố chính trị, gia đình cậu chuyển toàn bộ vườn thú tới Canada trên một con tàu của Nhật Bản có tên là Tsimtsum. Con tàu đã gặp một cơn bão lớn và chìm, còn Pi lạc mất gia đình mình, cậu sống sót trên chiếc thuyền cứu hộ cùng một con hổ Bengal có tên Richard Parker, một con linh cẩu, một con đười ươi và một con ngựa vằn. Cuối cùng, chỉ còn lại con hổ và cậu lênh đênh trên biển. Sử dụng những hiểu biết về nuôi dưỡng thú hoang, Pi đã duy trì sự sống của cả cậu và Richard Parker cho tới khi cả hai dạt lên một bờ biển. Câu chuyện bắt đầu khi tác giả gặp Pi, lúc này đã ở tuổi trung niên có vợ và hai con, tại Winnipeg - Canada và bắt đầu ghi chép lại chuyện đời của anh.
Piscine Molitor Patel hay còn gọi là "Pi" Patel là người kể chuyện và nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết. Cậu được đặt tên theo tên của một hồ bơi ở Paris, mặc dù thực tế là cậu cũng như của cha mình đặc biệt thích bơi. Phần 1 câu chuyện bắt đầu được kể khi Pi ở tuổi trung niên, bây giờ đã kết hôn và có gia đình riêng của mình, và sống ở Winnipeg, Canada. Đồng thời các sự kiện chính của phần 2 câu chuyện, khi cậu mới mười sáu tuổi. Pi kể lại câu chuyện của cuộc đời mình và 227 ngày hành trình của mình trên xuồng cứu sinh sau khi con tàu chìm ở giữa Thái Bình Dương trong một chuyến đi đến Bắc Mỹ. Chuyến đi này là thử thách cực độ cả về tinh thần lẫn thể xác. Bạn đồng hành của Pi là một con hổ Ben-gan trưởng thành, vừa là mối nguy lại vừa là cái neo giúp Pi bám lấy cuộc sống. Phần 3 của câu chuyện diễn ra tại một bệnh xá của Mê-hi-cô, nơi hai viên chức của hãng tàu Nhật Bản phỏng vấn Pi về nguyên nhân tàu chìm. Giải thích thêm về tên "Pi": Do tên Piscine phát âm là "Pit-xin", rất dễ nhầm với Pissing, do đó nhân vật chính quyết định lấy tên là Pi để tránh bị trêu chọc.

Share:

You Are the Apple of My Eye - Cô gái năm xưa chúng ta cùng theo đuổi



Xin hân hạnh giới thiệu các bạn để có thể giải trí trong những ngày sắp nghỉ tết chăng?
Bộ phim dựa trên những trải nghiệm có thật của đạo diễn Cửu Bá Đao là câu chuyện đầy ắp những kỷ niệm ngọt ngào, đắng cay, xen lẫn tiếc nuối và có thể xảy ra với bất kỳ ai từng trải qua lứa tuổi học trò.
Với mỗi người, thời học sinh là những hình ảnh rất khác nhau. Đó có thể là những trò nghịch dại vô tư, những hình bóng thân quen trong lớp học, những vết mực trên chiếc áo đồng phục hay mối tình đầu hồn nhiên. Đến khi tốt nghiệp và trưởng thành, những năm tháng ấy trở thành những ký ức mà mỗi lần nhắc lại đều gợi lên một nỗi nhớ da diết, cồn cào.
Hầu như ai cũng đều phải trải qua lứa tuổi học trò với bao ngô nghê, bồng bột. Đạo diễn người Đài Loan, Cửu Bá Đao, đã đưa những trải nghiệm của chính ông, nhưng cũng là của rất nhiều người, vào trong bộ phim You Are The Apple of My Eye - tác phẩm gây sốt màn ảnh Hoa ngữ năm ngoái.
Lấy bối cảnh ở Đài Loan vào năm 1994, You Are The Apple of My Eye (tên gốc là Những năm tháng ấy, cô gái mà chúng ta cùng theo đuổi) là câu chuyện về nhóm bạn thân gồm Kha Cảnh Đằng, Lão Tào, Bột Khởi, Cai Biên, A Hòa trong những năm tháng cấp ba cùng thích cô bạn cùng lớp xinh xắn và học giỏi - Thẩm Giai Nghi. Trong nhóm, Kha Cảnh Đằng là học sinh cá biệt và bị xếp lên ngồi phía trước Thẩm Giai Nghi để cô kèm cặp. Một hôm, Cảnh Đằng chịu phạt thay cho Giai Nghi và từ đó, cô nữ sinh ưu tú bắt đầu giúp đỡ chàng nam sinh cá biệt học hành tử tế hơn.
 
Các nhân vật chính của "You Are The Apple Of My Eye"



Từ những buổi học chung, những cảm xúc kỳ lạ giữa Giai Nghi và Cảnh Đằng bắt đầu nảy nở. Họ giữ mối quan hệ thân thiết, có phần mập mờ tới lúc lên đại học. Mặc dù Cảnh Đằng nhiều lần tỏ tình nhưng Giai Nghi vẫn chỉ im lặng. Những năm tháng ấy cứ thế trôi đi cho tới khi họ trưởng thành và có những lựa chọn riêng cho tương lai…
Nội dung của You Are The Apple of My Eye khá đơn giản và tưởng như có thể thấy ở bất kỳ bộ phim tuổi teen nào khác. Trong suốt chiều dài phim cũng chẳng có cao trào nào lên tới đỉnh điểm để khiến người xem phải hồi hộp, băn khoăn. Đường dây câu chuyện cũng không có gì đặc biệt nhưng chính cách kể tinh tế của đạo diễn Cửu Bá Đao đã đánh thức những ký ức được lưu giữ trong tâm hồn mỗi người. Mỗi nhân vật, mỗi câu chuyện, tình tiết trong phim như khiến chúng ta nhớ lại chính mình ở những năm tháng xưa kia.
Vết mực trên áo, những cái ngáp trong giờ chào cờ dưới sân trường, những bài giảng đều đều, những câu chuyện ma nhảm nhí, những câu hỏi, thắc mắc ngây ngô, nụ cười trong veo của cô gái bàn dưới… tất cả đều giống như những trang nhật ký học trò đang được lật lại một cách từ từ khiến ta có cảm giác bồi hồi, xao xuyến. Giai đoạn cấp ba chỉ kéo dài 3 năm nhưng đó có thể coi là thời gian tuyệt vời nhất, ác mộng nhất, ngọt ngào nhất của bất kỳ ai. Nụ hôn đầu, mối tình trẻ con, những hành động điên rồ, ấu trĩ đều có thể xảy ra trong những năm tháng ấy.




Ai cũng có một thời tuổi trẻ trong trẻo, thơ ngây.




You Are The Apple of My Eye dẫn dắt người xem qua lời kể của anh chàng Kha Cảnh Đằng cùng những lời độc thoại rất gần gũi như “Ở cùng một độ tuổi, những cô gái thường già dặn hơn các chàng trai” hay “Đứng trước người con gái mình thực sự thích, chúng ta đều trở nên ngốc nghếch”. Bên cạnh đó, phần đối thoại giữa các nhân vật cũng rất chân thật. Khi Kha Cảnh Đằng nói với Giai Nghi: “Những bài toán này chẳng giúp ích gì cho cuộc đời cả. 10 năm sau, kể cả tớ không biết ‘Log’ là gì thì tớ vẫn có thể sống tốt. Vậy tại sao cậu còn học hành chăm chỉ làm gì?”, cô nữ sinh ưu tú đáp lại rằng: “Vốn dĩ cuộc đời có nhiều việc làm chẳng mang lại lợi ích gì mà”.
Thời gian trong phim kéo dài từ năm 1994, khi các nhân vật học năm cuối trung học, tới năm 2005, khi tất cả đều trưởng thành. Từng chi tiết, bối cảnh đều được đạo diễn Cửu Bá Đao thực hiện rất chi tiết, tỉ mỉ. Ở thời điểm 2001, trong phân đoạn một nhân vật của nhóm 5 người đi du học, nếu người xem để ý kỹ sẽ thấy ở hậu cảnh có poster của các bộ phim thời kỳ này như Ngọa hổ tàng long, Trân Châu cảng hay Cối xay gió đỏ. Những tiểu tiết này đều góp phần làm nên sự tinh tế trong cách xây dựng của đạo diễn.
Ngoài ra, You Are The Apple of My Eye còn chân thực bởi những chi tiết lịch sử có thật được cài cắm vào phim như sự kiện nhóm nhạc Air Supply tới Đài Loan biểu diễn năm 1994 hay trận động đất kinh hoàng ở Đài Bắc vào ngày 21/9/1999. Không những vậy, đạo diễn Cửu Bá Đao còn hài hước nhắc tới những ngôi sao phim khiêu dâm Nhật Bản như là một phần ký ức của nhân vật Kha Cảnh Đằng - cũng là nguyên mẫu của chính ông.



Những vết mực lưu giữ trên chiếc áo trắng đồng phục


Thời gian luôn trôi đi thật nhanh và chẳng mấy chốc, những đứa trẻ đều trở thành người lớn. Nhưng xét trên một khía cạnh nào đó, ở mỗi “người lớn” vẫn luôn tồn tại phần “trẻ con”, dù ít hay nhiều và luôn chực chờ để phát tiết ra khi có cơ hội. Bỗng một ngày đi trên đường được gặp lại những người bạn cũ xưa kia, hay mối tình đầu của tuổi học trò, ký ức sẽ biến chúng ta trở lại thành con người của những ngày tháng cũ, dù chỉ trong một khoảnh khắc. Cảm giác ấy đủ để ta có thể gọi tên kỷ niệm, đủ để ta nhớ được rằng ngày xưa mình đã yêu – ghét – khóc – cười thế nào. Những gì mà các nhân vật của You Are The Apple of My Eye đã trải qua, cũng là những chính là những trải nghiệm đối với rất nhiều người.
Tình cảm giữa Cảnh Đằng và Giai Nghi trong phim được khắc họa một cách trong trẻo, thô sơ, trong sáng và đẹp đẽ như chính lứa tuổi học trò. Mối tình đầu với nhiều bối rối, ngờ nghệch nhưng luôn để lại ấn tượng sâu đậm nhất. Nó đến một cách tự nhiên, bất ngờ và trôi đi cũng thật chóng vánh để rồi khiến ta cứ phải đi tìm lại với bao tiếc nuối. Chỉ có tình yêu tuổi học trò mới tạo nên được những màn tỏ tình “đánh đố” nhưng lại mang nhiều ý nghĩa.
Câu “You Are The Apple of My Eye” mà Kha Cảnh Đằng dành cho Thẩm Giai Nghi được bắt nguồn từ đại văn hào Shakespeare. “Apple” ở đây có thể hiểu là “con ngươi” của đôi mắt và khi một người được ví như vậy thì có thể hiểu rằng lời tỏ tình này chính là một cách biểu đạt khác đi của câu nói truyền thống “I love you so much”.
“… Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Mỗi người đều từng có khoảng thời gian bồng bột ấy, khoảng thời gian mà mọi cậu con trai cùng thích một cô gái trong lớp, đi qua tháng ngày với những trò nghịch ngợm ngây ngô. Thế rồi tuổi thanh xuân lặng lẽ qua đi …”. Hãy trân trọng và lưu giữ những kỷ niệm của tuổi học trò, của mối tình đầu để đến một lúc nào đó bất chợt nhớ lại, ta có thể mỉm cười và nói với những năm tháng ấy rằng: “You Are The Apple of My Eye”.


Share:

Ý cầu nguyện Đức Phanxicô

Recent Posts

Bài đăng phổ biến

Tổng số lượt xem trang

Khách

Flag Counter

Follow